Tiểu thương ngành ẩm thực trong bình thường mới

Ngày 26/12/2021 - 8 PM

| Trần Nhật Phương Anh - Đoàn Thục Anh - Trần Thị Ngọc Trâm - Lê Ngọc Khánh Vy

ThAnh - PAnh - Trâm - KVy - 11A3.mp4

Phần 1:

Bình luận:

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp trên phạm vi cả nước cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh. Đại dịch ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, làm trì hoãn các công việc lịch trình của các cá nhân, tập thể và là một nút dừng cho mọi guồng quay cuộc sống. Những tác động đó không dễ đo lường vì chúng biến thiên theo thời gian, phụ thuộc vào quy mô của đại dịch và mức độ nghiêm ngặt của các hạn chế đi lại.

Song, nhờ hiệu quả công tác phòng, chống của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội, COVID-19 dần được đẩy lùi và thành phố mang tên Bác đang chuyển sang một trạng thái khác gọi là “Bình thường mới”. “Bình thường mới” không hẳn là bình thường mà còn có nhiều cái “mới”. Các hoạt động được trở lại bình thường, vào nếp sống cũ nhưng đồng thời buộc phải chú ý phòng, chống dịch, thích ứng an toàn khi “sống chung” với dịch bệnh.

“Bình thường mới” cũng góp phần thay đổi đáng kể cách thức vận hành của thị trường mua bán. Việc đó đặt ra cho các tiểu thương ngành ẩm thực nhiều vấn đề nan giải trong hoạt động kinh doanh phục vụ người dân ở thời điểm hiện nay.

Hãy đồng hành cùng chúng tôi khám phá cách thức hoạt động trở lại của (…) trong hành trình ngày hôm nay.

Phần 2:

Bình luận:

Tuy được phép hoạt động trở lại nhưng những quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch COVID-19 được đề ra cũng đã đảo lộn ít nhiều đến hoạt động của các tiểu thương ngành ẩm thực, xuất hiện những khó khăn đòi hỏi ở họ những thay đổi, sự tính toán kĩ lưỡng. Một số tiểu thương vì lẽ đó mà có tâm lí e dè trước việc hoạt động buôn bán. Bên cạnh đó, cũng không ít tiểu thương đã sẵn sàng để có thể quay trở lại phục vụ khách hàng.

Câu hỏi phỏng vấn:

1. Để đáp ứng nguyên tắc phòng chống dịch, quán của chị có kết hợp với các ứng dụng giao hàng hoặc bổ sung thêm dịch vụ bán mang đi hay không?

2. Việc mua nguyên liệu của chị có gặp khó khăn hay không vì nguồn cung chỉ mới được phục hồi lại thời gian gần đây?

3. Các món ăn ở quán có thay đổi giá tiền hay không hay giữ nguyên?

4. Chính quyền địa phương đã có những chính sách hỗ trợ như thế nào cho quán của chị?

5. Hiện nay hình thức thanh toán trực tuyến đang khá phổ biến. Quán của chị có đã và đang hay có kế hoạch áp dụng không?

Phần 3:

Câu hỏi phỏng vấn:

6. Tình hình khách hàng của quán như thế nào?

Khi mở cửa trở lại thì quán được khách hàng đón nhận như thế nào? (kể về trước đó khách hàng ít do dịch, sau khi mở cửa trở lại thì lượng khách đã tăng lên → có nguồn thu nhập ổn định hơn lúc trước, cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn)

Bình luận:

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam và khi cả nước bước sang trạng thái bình thường mới là lúc các tiểu thương ngành ẩm thực - một trong những nhóm người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch vừa qua dần dần thích ứng và quay trở lại với nhịp sống thường nhật. Theo như chia sẻ của các chủ quán, việc kinh doanh trong cuộc sống "bình thường mới" tuy gặp những khó khăn nhất định, nhưng cùng với đó là sự lạc quan, nỗ lực hết mình của họ và sự đồng hành của người dân trong công cuộc xây dựng và phục hồi nền kinh tế.